Đầu tiên, nhôm phế liệu sẽ được nhập từ những cơ sở thu mua phế liệu tphcm về nhà máy tái chế phế liệu. Sau khi nhập về xong tất cả các loại nhôm phế liệu sẽ được phân loại theo những loại đã được đặt ra và sẽ được cắt thành những mảnh nhỏ cùng kích thước để có thể giảm bớt thể tích và dễ dàng cho việc phân loại tái chế. Tiếp theo sẽ là quy trình làm sạch những mảnh nhôm nay có thể bằng phương pháp hóa học hoặc cơ học. Sau khi đã làm sạch thì các khối nhôm sẽ được cho vào lò nung với nhiệt độ đến 750 độ C để tạo thành nhôm nóng chảy. Sau đó sẽ loại bỏ đi những cặn bã và tạp chết và cuối cùng là đổ vào khuôn để tạo ra sản phẩm mới theo nhu cầu sử dụng.
Quy trình tái chế lon giải khát.
Lon đồ uống nhôm thường được tái chế bằng phương pháp sau đây: Lon nhôm trước tiên được phân loại từ rác thải đô thị, thường là thông qua phân tách dòng xoáy, và cắt thành mảnh nhỏ có kích thước bằng nhau để giảm bớt thể tích và làm cho nó dễ dàng hơn cho các máy phân loại. Mảnh nhôm được làm sạch hóa học/cơ học và bị nén chặt thành khối để giảm thiểu thiệt hại do quá trình oxy hóa khi nấu nóng chảy bởi vì các bề mặt nhôm dễ bị oxy hóa trở lại thành aluminum oxide khi tiếp xúc với oxy. Khối nhôm được nạp vào lò, nung nóng đến 750°C ± 100°C để tạo ra nhôm nóng chảy.
Cặn bã, tạp chất được loại bỏ và cả hydro sinh ra cũng được loại bỏ bằng việc khử khí. (Nhôm nóng chảy có thể dễ dàng tách hydro từ hơi nước và chất gây ô nhiễm hydrocarbon). Quá trình này thường được thực hiện bằng khí clo và nitơ. Hexachloroethane là hóa chất thông thường được sử dụng cung cấp nguồn clo. Amoni perchlorate cũng có thể được sử dụng, vì nó phân hủy chủ yếu thành clo, nitơ và oxy khi bị nung nóng.
Các mẫu được lấy để phân tích quang phổ nhằm xác định thành phần nguyên tố. Tùy vào yêu cầu sản phẩm cuối cùng mong muốn, nhôm tinh khiết cao, đồng, kẽm, mangan, silic, magiê được thêm vào để thay đổi thành phần nhằm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của hợp kim. Năm hợp kim nhôm đứng đầu được sản xuất là 6061, 7075, 1100, 6063 và 2024. Lò được khởi động, nhôm nóng chảy đổ ra. Quá trình này được lặp lại một lần nữa cho các đợt tiếp theo. Tùy thuộc vào sản phẩm cuối cùng, nhôm nóng chảy có thể được đúc thành thỏi, phôi, thanh, hình thành tấm lớn cho quá trình cán, phun thành bột, được chuyển đến một máy đùn hoặc vận chuyển trong trạng thái nóng chảy đến các cơ sở sản xuất để chế biến tiếp.
Tỷ lệ tái chế.
Brazil tái chế 98,2% sản lượng nhôm lon của nó, tương đương với 14,7 tỷ lon nước giải khát mỗi năm, xếp hạng đầu tiên trên thế giới, nhiều hơn của Nhật Bản tỷ lệ thu hồi đạt 82,5%. Brazil đã đứng đầu các bảng xếp hạng lon nhôm tái chế tám năm liên tiếp. Hiện nay chưa có con số chính thức về lượng nhôm được tái chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo một số thống kê sơ bộ, ở các làng nghề có đến 95,2% lượng phế thải kim loại được tái chế, mang lại tổng số 700.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
Tái sử dụng xỉ nhôm.
Xỉ nhôm thải ra từ quá trình sản xuất nhôm ban đầu và từ các hoạt động tái chế vẫn có hữu ích được dùng trong một số ứng dụng công nghiệp. Quá trình sản xuất phôi nhôm, cùng với một loại vật liệu chất thải rất phức tạp. Chất thải này rất khó để quản lý, nó phản ứng với nước, giải phóng một hỗn hợp khí (bao gồm hydrogen, acetylene và amoniac) có khả năng bốc cháy khi tiếp xúc với không khí. Mặc dù có những khó khăn, tuy nhiên, các chất thải này đã từng được sử dụng như một chất độn trong nhựa đường và bê tông. Theo một con số chưa được thống kê đầy đủ ở các cơ sở thu mua phế liệu tại Hà Nội thì có đến 95,2% các phế liệu ở đây có khả năng tái chế được. Nếu tận dụng tốt nguồn tái chế này thì mỗi năm sẽ có 700.000 tấn sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu tái chế phế liệu.